Nối tiếp bài viết có nhan đề: “Thế nào là sự khác biệt giữa Basilica, Cathedral, và Shrine?” và theo sự yêu cầu của độc giả, người viết lần này triển khai thêm về chủ đề có liên quan đến sự khác biệt giữa Chapel, Church và Oratory, cũng dựa vào các tài liệu của Cha William P. Saunders trong cuốn sách của ngài có nhan đề “Những Câu Trả Lời Thẳng Thắng” (Straight Answers), và cuốn Bách Khoa Toàn Thư Công Giáo (The Catholic Encyclopedia) Vol. 3 hầu giúp Quý Vị độc giả phân biệt và hiểu biết thêm về các cấu trúc kể trên.
Bạn đang xem: Chapel là gì
Bạn đang xem: Chapel là gìBạn đang xem: Chapel là gì

(1). Xét về mặt ngữ nghĩa tiếng Việt thì:
Chapel có nghĩa là Nhà Nguyện hay một Nhà Thờ Nhỏ (ở trại tù, hay ở căn cứ đồn đóng quân, vân vân… ).
Church có nghĩa là Nhà Thờ, ngôi giáo đường, ngôi thánh đường, hay Giáo Hội – nhưng trong phạm vi của bài viết này, người viết phần lớn nghiêng về ý nghĩa của Church như là Nhà Thờ hơn là Giáo Hội.
Còn Oratory cũng có nghĩa như Chapel, tức cũng là Nhà Nguyện hay Nhà Thờ Nhỏ, thế nhưng cách dùng của nó thì hoàn toàn khác hẳn so với Chapel.
(2). Church (Nhà Thờ, Ngôi Thánh Đường hay Ngôi Giáo Đường):
Chữ Church xuất phát từ một chữ trong tiếng Hy Lạp đó là ekklesia, có nghĩa là việc cùng nhau quy tụ lại (gathering) hay cộng đoàn (assembly).
Theo nghĩa của từ gốc kể trên thì Churchkhông có nghĩa là một tòa nhà, mà có nghĩa là “mọi người” hay “người” (people)
Còn khi nói về Nhà Thờ theo nghĩa tiếng Việt, thì đó chính là một tòa nhà hay một cấu trúc được xây dựng và thiết kế để dùng trong việc phụng tự và việc cử hành các Phép Bí Tích. Tòa nhà hay cầu trúc đó chỉ trở thành mộtNhà Thờ hay một giáo đường, hoặc một ngôi thánh đường, sau khi nó được vị Giám Mục địa phận thánh hiến mà thôi.
Tất cả các Nhà Thờ nằm trong Giáo Phận hay Tổng Giáo Phận đều nằm dưới quyền cai quản của vị Giám Mục địa phận và Vị ấy chính là người chủ sở hữu của các ngôi Nhà Thờ đó, chứ không phải Cha Sở hay Cha Phó của họ đạo.
Việc xây dựng nên một Nhà Thờ phải đáp ứng được tất cả mọi mặt về kiến trúc Thánh, về ý nghĩa tâm linh, về những điều kiện có liên quan đến thực tế, vân vân….
Xem thêm: Thành Ngữ Mỹ Thông Dụng: Street Smart Là Gì ? Street Smart Là Gì
(3). Chapel (Nhà Nguyện hay Nhà Thờ Nhỏ):
a. Xét về Tính Nguồn Gốc:
Xét từ nguồn gốc tiếng La Tinh, thì Chapel chính là capella; còn theo tiếng Pháp thì là chapelle.
Những nơi thờ tự của những người Kitô Giáo thời tiên khởi nhất có thể được gọi là các Nhà Nguyện là bởi vì chúng chính là những nhà thờ không chính thức, tức là một phòng hay một viện trong một căn nhà. Những Nhà Nguyện đầu tiên này tuy hoàn toàn khác biệt hẳn so với các tòa nhà (buildings) – nơi mà vị Giám Mục và Linh Mục Chánh Xứ thường hay chủ tọa Thánh lễ cho các cộng đồng Kitô Giáo cùng nhau quy tụ lại – thế nhưng chúng lại là những nơi để ghi nhớ hay kỷ niệm về các vị tử đạo.
Chính vì thế mà Công Đồng Gangra vào năm 350 đã mạnh mẽ lên tiếng phê phán những sự xúc phạm hay sự buông thần bán thánh đến các lăng mộ của các vị tử đạo, và đến những việc hy tế và lễ nghi được cử hành tại các Nhà Nguyện này. Công Đồng Carthage Thứ Năm vào năm 400 đã truyền lệnh cho các vị Giám Mục phá trụi toàn bộ những bàn thờ không chính thức và các đài kỷ niệm của các vị tử đạo được dựng nên tại các cánh đồng bao la rộng lớn hay tại các vệ đường trừ phi chúng được Giáo Hội thừa nhận.
Sử liệu ghi nhận về trường hợp đầu tiên hết của một nhà nguyện riêng đó là của Constantine (tức một kiểu nhà nguyện hoàng gia) – vị hoàng đế này đã có một nhà nguyện riêng ngay trong cung điện của mình tại Constantinople. Một ví dụ khác nữa về một nhà nguyện nằm ở bên trong một tòa nhà khác thời tiên khởi được ghi nhận đến đó là một nhà nguyện rất nhỏ, vốn giờ đây được biết đến như là Sancta Sanctorumngay bên trong mảnh vụn còn sơ sót lại trong cung điện Lateranô cổ. Đó chính là nhà nguyện riêng của các vị Gaío Hoàng, vốn đã có từ năm 583 khi Đức Pelagius II đặt tại nhà nguyện đó một số thánh tích cổ.
Các vị Tổng Giám Mục của Ravenna cũng có Nhà Nguyện riêng ngay trong cung điện của các Vị vốn vẫn con được nhìn thấy mãi cho đến ngày nay – Nhà Nguyện này ít ra đã được xây dựng hay tái trang trí lại lần cuối cùng nhất bởi Đức Tổng Giám Mục Peter Chrysologus vào khoảng năm 430.
Việc lan truyền ra đạo Kitô Giáo từ các thành phố ra đến các vùng quê cũng là dịp để xây dựng nên những Nhà Nguyện cho các tín hữu sống tại những vùng hẻo lánh, xa xôi với nhà thờ hay ngôi giáo đường của vị Giám Mục. Chính Thánh Chrysostom đã hô hào tất cả những quý ông giàu có thuộc giới quý tộc hãy xây dựng lên các Nhà Nguyện tại các miền quê và làng mạc của các ông, rồi sau đó giao cho các vị Linh Mục, Phó Tế, và các thư ký để giúp dâng Thánh Lễ vào các ngày Chủ Nhật; để cử hành các Thánh Lễ và các giờ đọc kinh bang sáng lẫn ban chiều vào những ngày thường, cũng như giảng dạy về giáo lý cho các trẻ em và các chú giúp lễ.
Hiện nay, tại các tòa án viện, các bệnh viện, và dĩ nhiên tại các dòng tu và các trang trại (hay các nghiệp đoàn nông dân) đều có các Nhà Nguyện kể từ thời trung cổ cho đến nay, và dĩ nhiên việc bổ nhiệm các vị Linh Mục phục vụ tại các Nhà Nguyện này vẫn thuộc về quyền của vị Giám Mục địa phương.