Quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ cơ bản trong triết học Mác – Lênin. Nó chi phối mọi suy nghĩ, hành động của con người.

Bạn đang xem: Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. (Định nghĩa của Lênin).

Còn ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan (các đối tượng vật chất) vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo.


I. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

Vật chất và ý thức có quan hệ hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, mối quan hệ này thể hiện như sau:

1. Vật chất có vai trò quyết định đối với ý thức.

– Do tồn tại khách quan, vĩnh viễn, nên vật chất là cái có trước, mang tính thứ nhất. Ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất vào trong bộ óc con người, nên ý thức có sau, mang tính thứ hai.


Nếu không có vật chất trong tự nhiên (bộ óc người và thế giới khách quan), vật chất trong xã hội (lao động, ngôn ngữ), thì không có ý thức. Nên rõ ràng, ý thức chịu sự chi phối, sự quyết định của vật chất. Ý thức là thuộc tính, là sản phẩm của vật chất.

Ý thức có tính năng động, sáng tạo, nhưng sự năng động, sáng tạo này có cơ sở từ vật chất, tuân theo những quy luật của vật chất.

Vật chất quy định nội dung và hình thức biểu hiện của ý thức.

Nghĩa là, ý thức mang những thông tin (nội dung) về đối tượng vật chất (núi, sông, cái bàn, con vật, hoạt động sản xuất…).

Những thông tin này có thể đúng hay sai, đầy đủ hay thiếu sót, biểu hiện ra bên ngoài như thế nào… đều do đối tượng vật chất tác động ở mức độ nào lên bộ óc người.


– Trong lĩnh vực xã hội, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Đời sống vật chất của một xã hội nhất định sẽ chi phối, định hướng đời sống tinh thần của xã hội đó.

2. Ý thức tác động trở lại vật chất.

Vật chất sinh ra và quyết định ý thức, song sau khi ra đời, ý thức không thụ động, “ngồi một chỗ” mà sẽ tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức độc lập tương đối, không bị vật chất “giam hãm”, “trói chặt”, mà có thể làm thay đổi vật chất.

– Vai trò của ý thức đối với vật chất thể hiện sinh động ở vai trò của con người đối với thế giới khách quan. Vì ý thứcý thức của con người. Qua lao động của con người, ý thức có sức mạnh biến đổi, cải tạo hiện thực khách quan theo những nhu cầu phát triển của con người.

Mức độ tác động của ý thức lên vật chất lớn hay nhỏ, nhiều hay ít tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, ý chí, nghị lực của con người, điều kiện, môi trường, cường độ con người tác động lên vật chất. Nếu được tổ chức tốt, ý thức có khả năng tác động rất to lớn lên vật chất.

– Sức mạnh của ý thức không phải ở chỗ nó có thể tách rời vật chất.

Ý thức không thể thoát ly hiện thực khách quan. Ý thức chứng tỏ sức mạnh qua việc nhận thức thế giới khách quan, từ đó xây dựng kế hoạch, xác định mục đích, ý chí để chỉ đạo hoạt động của con người tác động trở lại thế giới vật chất.

Nếu nhận thức đúng quy luật khách quan, ý thức sẽ có tác động tích cực lên vật chất, làm xã hội ngày càng phát triển. Ngược lại, nếu nhận thức sai, ý thức sẽ kìm hãm sự lịch sử.

Xem thêm: Chia Sẻ Cách Chơi Fo4 Cho Máy Yếu Không Bị Giật Lag, Fifa Online 4: Tùy Chỉnh Để Chơi Game Mượt Mà Hơn

*
*
Sơ đồ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.

II. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đòi hỏi con người phải quán triệt nguyên tắc khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

1. Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động.

– Trong quá trình nhận thức, học tập, nghiên cứu, con người phải bắt đầu từ việc quan sát, xem xét, phân tích đối tượng vật chất. Qua việc tác động vào chúng, ta sẽ bắt đối tượng vật chất phải bộc những thuộc tính, quy luật của nó. Khi đó, ta sẽ thu nhận được tri thức.

Bằng việc lặp đi lặp lại nhiều lần chu trình trên, con người sẽ có kiến thức ngày càng phong phú về thế giới.

– Để sản xuất vật chất, cải tạo thế giới khách đáp ứng nhu cầu của mình, con người phải căn cứ vào hiện thực khách quan để đánh giá tình hình, từ đó xác định phương hướng, biện pháp, lộ trình kế hoạch.

Muốn thành công, con người phải tuân theo những quy luật khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng. Phải luôn đặt mình, cơ quan, công ty trong những hoàn cảnh, điều kiện thực tế, nhất là về vật chất, kinh tế.

– Cần luôn nỗ lực loại bỏ bệnh chủ quan, duy ý chí trong cuộc sống. Đó là việc tránh xa thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, ước muốn, niềm tin của mình để hành động mà không nghiên cứu, đánh giá đầy đủ tình hình các đối tượng vật chất.

2. Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con người.

– Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải luôn chủ động, phát huy hết trí thông minh, khả năng suy nghĩ của mình. Phải luôn tìm tòi, sáng tạo ra cái mới trên cơ sở tích lũy, kế thừa những cái cũ phù hợp. Có như vậy, con người mới ngày càng tài năng, xã hội ngày phát triển.

– Con người phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao thể lực, trí lực để nâng cao năng lực nhận thức và lao động của mình. Phải kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn, không bỏ cuộc giữa chừng.

– Tuyệt đối không được thụ động, trông chờ, ỷ lại trong mọi tình huống. Điều ngày cũng đồng nghĩa với việc tránh sa vào lười suy nghĩ, lười lao động.

– Không được tuyệt đối hóa vai trò của các điều kiện vật chất trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Vật chất có vai trò quyết định, chi phối nhưng không có nghĩa là những thiếu hụt đối tượng vật chất sẽ khiến con người thất bại trong việc tìm ra giải pháp khả thi.

man-city.net

Bài cùng chủ đề:

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.

Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.

Khái niệm phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất? Phân tích quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng: Khái niệm và mối quan hệ biện chứng? Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam.

Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Ý nghĩa phương pháp luận?

Xin mời các bạn đưa ra một vài bình luận để bài viết về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức được hoàn thiện hơn!

Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!